HIỆU ỨNG

TIN MỚI: Đã đệ trình hồ sơ Đờn ca tài tử Nam Bộ thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Cùng hy vọng nha. --- Đã lập hồ sơ đề nghị công nhận khu thắng cảnh Tràng An (Ninh Bình) thành di sản thiên nhiên thế giới --- Du lịch Việt Nam đổi logo mới cho giai đoạn 2011 - 2015 --- Hát xoan vừa mới được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể mới nhất được công nhận của Việt Nam. --- Vịnh Hạ Long đã trở thành kì quan thiên nhiên thế giới. --- TIN LỚP: Lớp mới đi thực tế về, đã có ảnh trong menu H.ẢNH --- Lớp đã lọt vào vòng chung kết và đoạt giải tư hát Quốc ca trong khuôn khổ hội thi Tiếng hát ĐH Cần Thơ lần thứ XIX --- Bóng đá nam lớp du lịch K36 đoạt ngôi vô địch trong giải đấu liên bộ môn. --- Bạn đang truy cập vào Blog Du lịch K36, trường ĐH Cần ThơChúc bạn vui vẻ

24 tháng 9, 2011

Bí quyết chống say tàu xe

Các bạn thân mến!

Trong các bạn có ai hay bị say xe không? Là người hoạt động trong ngành du lịch trong tương lai, chắc chắn chúng ta phải đối mặt với vấn đề này. Hôm nay Blog du lịch giúp các bạn khắc phục điều này, trước hết nó rất có ích cho chuyến thực tế Tây Nguyên sau Tết và chuyến Xuyên Việt vào năm sau của chúng ta đấy.


Bạn nghĩ có có hữu ích không? Có khả thi không? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến.

18 tháng 9, 2011

Miền Tây Quê Tôi (Kì 4)

QUẦN ĐẢO BÀ LỤA (KIÊN GIANG)

              Bà Lụa là tên gọi một nhóm khoảng 45 đảo lớn nhỏ trong vùng biển huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang; trong số đó chỉ có 10 đảo là có người ở. Do có nhiều đảo cấu thành, che chắn nhau trong một vùng biển nông nên biển trong khu vực quần đảo Bà Lụa ít có gió to, sóng lớn, thích hợp cho các tàu du lịch đưa khách dạo chơi, tham quan, ngắm cảnh. Nhiều người ví quần đảo này như một tiểu Hạ Long ở phía Nam.

                Quần đảo Bà Lụa còn có tên là Bình Trị, vị trí cách mũi hòn Chông - Bình An, khoảng 7km về phía tây, cách Ngã Ba Hòn 15km về hướng đông. Những hòn đảo do người địa phương đặt tên thường tùy theo hình dạng, hoặc do những truyền thuyết, giai thoại như hòn Heo, hòn Dê, hòn Ngang, hòn Đước, hòn Đụn, Ba hòn Lò, hòn Nhum Ông, hòn Nhum Bà, hòn Rể Lớn, hòn Rể Nhỏ, hòn Đồi Mồi, hòn Dừa, hòn Ba Vồ, hòn Thơm, hòn Đá Bạc, hòn Bờ Đập, hòn Ông Tiều, hòn Kiều Ngựa, Ba hòn Đầm, hòn Đá Lửa, hòn Con Nghê, hòn Chướng, hòn Một, hòn Móng Tay, hòn Vông, hòn Khô, hòn Sơn Tế, hòn Sơ Rơ, hòn Lô Cốt v.v...

                Về tên gọi Bà Lụa, theo lời kể của cư dân cố cựu tại địa phương thì vào thời Pháp thuộc, vùng Hà Tiên có khá nhiều người Pháp đến đây làm ăn. Bà Lụa là một phụ nữ người Việt gốc Hoa rất đẹp ở Hà Tiên, đã kết hôn với một "ông Tây" rất có ảnh hưởng với nhà cầm quyền thuộc địa. Mọi giấy tờ, chủ quyền đất đai ở các đảo đều do Bà Lụa đứng tên. Từ đó người ta gọi nhóm đảo ấy là quần đảo Bà Lụa.
Biển xung quanh quần đảo Bà Lụa là biển nông, nhiều nơi, nước ròng có thể đi được từ đảo nầy sang đảo khác, nước ngập không quá lưng người lớn! Thủy hải sản ở đây rất phong phú, du khách sẽ được dịp thưởng thức các loài cá ngon, quý, đặc trưng như cá mú, cá bớp, cá chuộn, cá hường, cá kình, cá đỏ...
Du khách đi chơi đảo nên chuẩn bị võng, lều bạc, túi ngủ, đèn pin, hộp quẹt, dao xếp, nước suối, thuốc dự phòng cá nhân và ít mì tôm... Thường thì chủ tàu có soong, nồi, gạo, thức ăn đem theo. Gần bờ, thường có những bè nuôi cá biển, du khách ghé vô mua hải sản tươi sống, chế biến và thưởng thức tại chỗ thì vừa rẻ vừa ngon tuyệt, chẳng nhà hàng nào sánh được.

                 Các món thường có như gỏi cá cơm, canh chua cá bớp, mực trứng nướng, ốc vú nàng tái chanh, cháo hàu... Khách mua cá của chủ bè rồi cùng chủ nướng tại chỗ “lai rai" trò chuyện về biển đảo rất hấp dẫn! Trên các đảo, bạn có thể “ăn chơi” với thú vui cạy hàu, mò bắt ốc cờ, ốc vá ở những gành đá. Hoặc bạn cũng có thể tìm mua cá, tôm cua, ốc của người dân trên đảo luôn sẵn có. Dừa có trồng khá nhiều trên triền núi các đảo, nước ngọt lịm thanh thao, mát lành.
                 Bữa ăn chiều trên đảo rất ấn tượng, bên bếp lửa than hồng, nghe sóng biển vỗ ầm ì, tung bọt trắng xóa vào những ghềnh đá, du khách có cảm tưởng mình như là “Robinson” sống giữa mênh mông biển cả hoang vu đầy lãng mạn! Khi đêm xuống trên biển Bà Lụa, bạn có thể ngồi dưới bóng những cây bàng lá đỏ hay bên một gành đá cheo leo nào đó ngắm trăng sao với những tàu ghe câu mực, đèn đuốc lung linh như một thành phố nổi. Du khách sẽ thấy nhẹ nhàng, thanh thản, quên đi những bận bịu, lo toan đời thường.
Những lúc đi thuyền trên biển, du khách có cơ hội tận mắt nhìn thấy những đàn cá heo mà ngư dân địa phương gọi là “Ông Nược”, bơi đua, đùa giỡn, nhào lộn theo tàu. Cá heo và cá cúi (Durgon) vẫn thường xuất hiện ở vùng biển Bà Lụa - Hòn Nghệ - Phú Quốc. Chúng có vẻ thân thiện và thích bơi đua với ghe tàu lướt sóng!

               Cảnh bình minh và hoàng hôn và trên quần đảo Bà Lụa là những thời khắc đẹp nhất của thiên nhiên. Bạn sẽ thấy mặt trời mọc và lặn xuống biển với ráng hồng tuyệt đẹp. Hàng trăm tàu đánh cá neo đậu ở các vịnh đảo núp gió, nghỉ ngơi khi chiều về, cũng có những chiếc đang lênh đênh giữa mênh mông trời biển. Gió ngàn khơi có khi lồng lộng, có khi liu riu thổi về như mời gọi khách du khám phá sự bí ẩn muôn đời của biển đảo. Buổi sáng hôm sau, khi lên tàu về đất liền, bạn sẽ thấy nhiều lưu luyến bởi non nước hữu tình cùng với sự mến khách của bà con xứ đảo...


Chen (sưu tầm)