HIỆU ỨNG

TIN MỚI: Đã đệ trình hồ sơ Đờn ca tài tử Nam Bộ thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Cùng hy vọng nha. --- Đã lập hồ sơ đề nghị công nhận khu thắng cảnh Tràng An (Ninh Bình) thành di sản thiên nhiên thế giới --- Du lịch Việt Nam đổi logo mới cho giai đoạn 2011 - 2015 --- Hát xoan vừa mới được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể mới nhất được công nhận của Việt Nam. --- Vịnh Hạ Long đã trở thành kì quan thiên nhiên thế giới. --- TIN LỚP: Lớp mới đi thực tế về, đã có ảnh trong menu H.ẢNH --- Lớp đã lọt vào vòng chung kết và đoạt giải tư hát Quốc ca trong khuôn khổ hội thi Tiếng hát ĐH Cần Thơ lần thứ XIX --- Bóng đá nam lớp du lịch K36 đoạt ngôi vô địch trong giải đấu liên bộ môn. --- Bạn đang truy cập vào Blog Du lịch K36, trường ĐH Cần ThơChúc bạn vui vẻ

31 tháng 8, 2011

Bầu chọn cho Vịnh Hạ Long - 2 tháng cuối

                        (Cách bầu chọn phía dưới bài viết)

                             
                             Các bạn thân mến!




Ngày 11 /11/ 2011 tới là ngày công bố kết quả bầu chọn 7 kì quan thiên nhiên thế giới do tổ chức New Open World (NOW) tổ chức từ năm 2007. Vịnh Hạ Long của Việt Nam ta đang là 1 trong 28 cảnh quan lọt vào vòng chung kết, trong số này chỉ lấy có 7 kì quan cuối cùng mà thôi.

Hiện tại các nước đang ráo riết kếu gọi công dân trong nước và ngoài nước bầu chọn cho các kì quan của nước mình. Mình dẫn chứng:

- Tại Hàn Quốc, họ đã tung ra chiến dịch kêu gọi trên các kênh phát thanh đối ngoại bằng các ngôn ngữ, các trang web đại sứ quán khác nhau bầu chọn cho đảo Jeju.
- Tại Đài Loan họ cũng tổ chức các cuộc thi ca hát về núi Yashin, tổ chức rút thăm trao thưởng cho các cá nhân bình chọn Yashin trên đài RTI.

Việt Nam ta cũng đã đưa ra các chiến dịch bầu chọn, gửi yêu cầu các tổ chức, cơ quan bầu chọn, tuy nhiên mình thấy việc làm còn rất qua loa.

Để không hối tiếc như đền Angko (Campuchia) trong cuộc chạy đua dành vé trở thành 1 trong 7 kì quan thế giới hiện đại công bố năm 2007 dù được đánh giá rất xứng đáng nhưng không đủ số phiếu vượt qua các kì quan khác.

Hay như trường hợp đền Taj Mahal (Ấn Độ) dù trước đó 1 tuần họ chỉ đứng vị trí thứ 10 mà đến khi công bố với sức mạnh bầu chọn đã nằm trong top 7 một cách thần kì.

          Hãy cho Vịnh Hạ Long cơ hội (như Taj Mahal) trở thành kì quan thiên nhiên thế giới chứ đừng như Angko thua cuộc trong sự nuối tiếc. Đó cũng là cách bạn làm cho thế giới biết nhiều hơn đến Việt Nam, cách thể hiện lòng yêu nước của mình và giúp du lịch Việt Nam phát triển hơn.

Các bạn ạ chỉ đến 11/11/2011 thôi, một thời gian rất ngắn, hãy tập trung bầu chọn, mỗi người dành cho vịnh Hạ Long, dành cho Việt Nam ít nhất 1 phiếu thôi, trường ĐH Cần Thơ chúng ta cũng gần 24 ngàn phiếu rồi (chỉ tính SV).

Mong các bạn dành chút thời gian bầu chọn cho Việt Nam:

Bước 1:   Click vào đây: http://www.new7wonders.com/vote-2?lang=en



Bước 2:   Chọn cho mình 7 kì quan trong 28 kì quan (Vịnh Hạ Long nằm ở cột thứ 4, vị trí số 3)




Bước 3:   Nhập thông tin (như hướng dẫn)





Bước 4:    Nhấn nút SEND YOUR VOTE (để gửi đi)




Bước 5:  (Rất quan trọng). Hãy vào email bạn đã nhập, lick vào đường link họ gửi để kích hoạt.

(Hãy nhớ kích hoạt liền, không quá 24h nếu không sẽ bị hủy. Xem trong hộp thư đến nếu không có thì xem thư rác, không thấy nữa thì 15 phút sau. Thông thường họ sẽ gửi liền. Mình chỉ chú ý hờ thôi)


CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG. HÃY VÌ VIỆT NAM THÂN YÊU!






27 tháng 8, 2011

Miền Tây Quê Tôi (Kì 3)

RỪNG TRÀM TRÀ SƯ (AN GIANG)



          Nằm cách biên giới Việt Nam – Campuchia chỉ 10 km, rừng tràm Trà Sư thuộc vùng núi Thất Sơn huyền bí, là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, nơi sinh sống của nhiều loài chim nước, động vật hoang dã và thủy sinh vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.
Đây cũng là khu rừng ngập nước nội địa thứ 6 của Đồng bằng sông Cửu Long. Ai đã một lần đặt chân đến đây sẽ nhanh chóng bị không gian huyền bí của rừng cuốn hút...



         Rừng tràm Trà Sư có 845 ha diện tích vùng lõi và 643 ha diện tích vùng đệm, cách biên giới Việt Nam — Campuchia 10 km, nằm trên tuyến du lịch liên hoàn với các khu du lịch núi Cấm, núi Sam, và đồi Tức Dụp. Trà Sư có 140 loài thực vật, trong đó chủ yếu là tràm, tràm bao phủ hầu hết diện tích nơi đây. Về động vật, Trà Sư có 11 loài thú , 22 loài bò sát, 5 loài ếch nhái, 70  loài chim (có 2 loài chim trong sách đỏ Việt Nam là giang sen và cò cổ rắn hay còn gọi là điêng điểng). Ngoài ra, nơi đây còn có 10 loài cá đen (lóc, trê, rô…) sống quanh năm và 13 loài cá trắng (mè vinh, lăng, linh…) chỉ xuất hiện trong mùa nước nổi.



        Tại trung tâm rừng tràm là khu vưc nhà hàng với các chòi lá nhỏ nằm men theo bờ kinh, phục vụ các món ăn đặc sản mùa nước nổi: gỏi sầu đâu cá sặc, cá nàng hai chiên giòn, cá lóc nướng trui, cá chạch nướng… Tôi đến đây vào dịp cuối tuần nên các chòi lá đầy khách, kẻ ăn uống, người đu đưa trên võng tận hưởng không khí rừng tràm.


       Bạn có thể đi bộ, xuồng hoặc chạy xe đến đài quan sát. Leo lên ngọn tháp ngắm cảnh cao 25m cạnh khu nhà hàng. Đỉnh tháp lộng gió, chung quanh là màu xanh rừng tràm, xa xa là đồng nước trắng xóa, những ngọn núi của khu vực Thất Sơn vươn lên như những hòn đảo. Trên đỉnh tháp cũng có sẵn một kính viễn vọng với tầm nhìn xa 25 km. Mất một đồng xu 5000 cho 3 phút, tôi ngắm những cánh chim chấp chới khắp những vạt rừng, ngắm tượng Phật khổng lồ chơi vơi trên đỉnh núi Cấm…



 

20 tháng 8, 2011

Miền Tây Quê Tôi (Kì 2)

LỄ HỘI ĐUA GHE NGO (SÓC TRĂNG)

Hằng năm cứ đến dịp lễ Ok - Om -Bok tại Sóc Trăng lại sôi nổi diễn ra lễ hội Đua Ghe Ngo truyền thống. Người Khmer giải thích chiếc ghe Ngo ra đời bằng nhiều truyền thuyết khác nhau, xuất phát từ đặc điểm cuộc sống của cộng đồng cư dân nông nghiệp lúa nước lúc bấy giờ, cho nên khởi đầu họ đã làm nên chiếc ghe độc mộc dùng để làm phương tiện đi lại. Chiếc ghe Ngo cũng được sử dụng làm phương tiện thuyền chiến, rượt đuổi, xung trận đánh giặc và mỗi khi giành được thắng lợi thì mọi người đua nhau trổ tài bơi ghe để ăn mừng chiến thắng. Từ đó, đòi hỏi chiếc ghe phải ngày càng được hoàn hảo hơn, tốc độ hơn và sau này có phải chăng hình thù của chiếc ghe ấy chính là sự sáng chế thành chiếc ghe Ngo ngày nay.


Mỗi chiếc ghe ngo đại diện cho một ngôi chùa Khmer trong phum sóc, trên ghe có 52 vận động viên cùng màu áo ngồi hai hàng song song. Đua ghe ngo là môn thể thao xuất phát từ phong trào quần chúng ở địa phương, vận động viên chủ yếu là những nông dân tập luyện trong đội hình đua ghe ngo tại các chùa Khmer ở quê nhà cả tháng trước khi thi đấu.


Ghe ngo truyền thống dùng trong cuộc đua vào dịp lễ Oóc - om-boc dài hơn 30 m, hình thù thoai thoải tựa như con rắn, hai đầu ghe uốn cong lên, đàng sau lái thấp hơn mũi một ít, toàn chiếc ghe ngo được sơn phết cách điệu hoa văn đặc sắc, mũi ghe trang trí hai con mắt với hình chim thú độc đáo, tượng trưng cho vẻ đẹp và sức mạnh trên sông nước.


Trong ngày hội đua ghe ngo truyền thống du khách đến Sóc Trăng thấy hai bên bờ sông Sung Đinh đông đảo đồng bào và sư sãi. Không khí tưng bừng náo nhiệt và khó quên cho những ai đã một lần có mặt.
Dịp này, những ngôi chùa Khmer cổ ở Sóc Trăng như chùa Khleng, chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, chùa Peng Som Râch và Nhà Bảo tàng văn hóa tỉnh được trang hoàng lộng lẫy, thu hút đông khách tham quan.
Người Khmer ở Sóc Trăng đông nhất Nam bộ. Trong tỉnh có 92 ngôi chùa Khmer lớn nhỏ và chiếc ghe ngo là di sản văn hóa dân tộc của những ngôi chùa Khmer, hiện trong tỉnh có trên 40 chiếc ghe ngo đang sử dụng vào cuộc đua hằng năm.


16 tháng 8, 2011

Miền Tây Quê Tôi (Kì 1)

           Bắt đầu từ hôm nay, nếu như không có trục trặc xảy ra thì định kì 1 tuần 2 lần vào các ngày thứ 3 và thứ 7 hàng tuần Blog du lịch K36 sẽ giới thiệu các bạn những bài viết mới.

          Để bắt đầu kế hoạch này, Blog Du lịch thực hiện loạt bài MIỀN TÂY QUÊ TÔI giới thiệu các địa danh thuộc miền Tây Nam Bộ. Bởi các thành viên trong lớp hầu hết đều có quê quán tại các tỉnh miền Tây đồng thời cũng do ĐH Cần Thơ là ĐH lớn nhất ĐBSCL đào tạo nhân lực ngành Du lịch cũng chủ yếu phục vụ du lịch trong vùng.


          Bài đầu tiên xin giới thiệu các bạn về TRẠI RẮN ĐỒNG TÂM thuộc tỉnh Tiền Giang.


TRẠI RẮN ĐỒNG TÂM
           Là nơi bảo tồn, chăm sóc và nuôi dưỡng nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm, nhất là "bộ sưu tập sống" hàng nghìn loài rắn khác nhau, Trại rắn Ðồng Tâm (như cách gọi của người dân và khách du lịch), hiện đang là điểm đến du lịch sinh thái, nghiên cứu và chữa bệnh nổi tiếng, thu hút đông khách du lịch của Tiền Giang và miền Tây Nam Bộ.


           Nhân dân vùng miền Tây Nam Bộ và khách du lịch thường gọi Trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu Quân khu 9 một cách ngắn gọn là Trại rắn Ðồng Tâm như những ngày đầu mới thành lập tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Mặc dù được gọi như vậy, nhưng sau gần 25 năm hoạt động, trại rắn này giờ đây đã trở thành một bảo tàng sinh thái, tự nhiên lớn, nơi nuôi dưỡng và bảo tồn nhiều loài động vật, thực vật hoang dã nổi tiếng của khu vực và cả nước, trong đó có nhiều loài quý hiếm đã và đang được xếp vào sách đỏ để bảo vệ nghiêm ngặt ở Việt Nam. Với cảnh quan thiên nhiên cây xanh tươi đẹp và một cơ sở nuôi, trồng các loài động vật, thực vật quý, trung tâm hiện là điểm đến tham quan cuối tuần hấp dẫn, thu hút rất đông khách du lịch nhất là khách du lịch từ TP Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là một điểm đến không thể thiếu trong các tua du lịch liên tỉnh, về miệt vườn, sông nước Nam Bộ, góp phần tạo nên thương hiệu sản phẩm du lịch Tiền Giang. Hằng năm, trung tâm đã đón khoảng từ 30 đến 40 nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế, nhất là vào các dịp lễ, Tết, nghỉ hè.
             Ðiểm đầu của hành trình tham quan trung tâm là phòng trưng bày có quy mô khá lớn, lưu giữ tiêu bản của hầu hết các loài rắn đang sống ở Việt Nam và một số loài động vật đặc biệt quý hiếm. Ðây có thể nói là bảo tàng duy nhất cung cấp những kiến thức và hình ảnh thực tế, sống động về các loài bò sát ở Việt Nam và thế giới, nhất là về các chủng loại rắn. Chính vì vậy, ngoài số lượng đông khách thăm là các nhà nghiên cứu khoa học đến từ các cơ sở, viện, trường đại học, phải kể đến một lượng khách đông đảo là các em học sinh, sinh viên. Ðến đây, các em được tận mắt quan sát thực tế, tìm hiểu một cách kỹ lưỡng qua các hướng dẫn viên của trung tâm về đời sống của các loài bò sát, những thói quen sinh hoạt và cả quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc chúng, qua đó bổ sung nhiều kiến thức hữu ích về tự nhiên và thế giới loài vật vô cùng phong phú.

          Sau khi thăm phòng trưng bày tiêu bản, khách du lịch sẽ được hướng dẫn tham quan các khu chức năng của trung tâm trong một khuôn viên cây xanh và hồ nước rộng hơn 30 ha. Mỗi phân khu chức năng là nơi nuôi dưỡng và bảo tồn nhiều loài động vật hoang dã sinh sống trong điều kiện môi trường tự nhiên phù hợp. Riêng về rắn, trung tâm có một "bộ sưu tập rắn sống" độc đáo, lớn nhất và duy nhất không chỉ ở nước ta mà trong cả khu vực, trong đó quy tụ tất cả các loài rắn với những đặc tính sinh học và mô hình sinh thái để chúng tồn tại và sinh sống mang đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long và của nhiều vùng, miền đất nước, từ những loài rắn không độc như: rắn nước, rắn hổ hành, rắn bông súng, rắn ri cá... đến các loài rắn độc và cực độc: rắn hổ đất, rắn hổ chúa, rắn cạp nong, mai gầm... Con rắn lớn nhất được nuôi ở đây là một con rắn hổ mây nặng đến 18 kg. Trong các khu chức năng, rắn được nuôi thả tự do, gồm ba khu vực phù hợp tính chất mỗi loài rắn: khu nuôi ăn, khu nuôi rắn độc và khu nuôi rắn theo kiểu đảo hồ nước.
         Cùng với khu nuôi rắn, các khu chức năng động vật hoang dã của trung tâm cũng đang nuôi, chăm sóc và nghiên cứu bảo tồn, nhân giống nhiều loài động vật quý, có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam như: trăn, cá sấu, ba ba, cáo, gấu, hổ, báo mắt mèo, chồn hương, ba ba đinh vàng... Vườn cây xanh rộng 11 ha của trung tâm sau nhiều năm sưu tập và chăm sóc hiện cũng đã có khá nhiều loài cây đặc chủng của vùng đất phương nam, trong đó có cả một khu chức năng riêng trồng các loài cây thuốc nam và biệt dược nhằm bảo tồn các nguồn dược liệu quý. Theo Phó Giám đốc Trung tâm, bác sĩ Vũ Ngọc Lương, bên cạnh các hoạt động đón khách tham quan, trung tâm còn là điểm đến du lịch chữa bệnh với đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, đã nghiên cứu, chế tác được nhiều bài thuốc trị bệnh hiệu quả, kết hợp giữa phương thức y học gia truyền dân tộc và hiện đại. Cũng từ năm 2006 đến nay, trung tâm còn điều trị miễn phí cho các bệnh nhân bị rắn cắn với trung bình 500 trường hợp/năm.
         Ðiểm cuối cùng kết thúc vòng tham quan trung tâm là khu dịch vụ, tại đây khách du lịch có thể tìm hiểu và mua những sản phẩm được chế biến từ trăn và rắn (nuôi làm dịch vụ) như cao trăn, rượu rắn, các biệt dược được chế biến từ thảo dược để làm quà cho bạn bè, người thân. Khách du lịch còn được cùng nhau thưởng thức những món ăn đặc sản gợi mở về một thời khai hoang, mở đất phương nam như các món cá nướng, cua đồng, chả rắn, canh cá bông súng,...

        Hiện tại, ngành du lịch Tiền Giang đang phối hợp cùng Trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu và chế biến dược liệu Quân khu 9 đầu tư, nâng cấp toàn bộ các phân khu chức năng, trồng cây xanh và mở rộng, bổ sung nhiều loài thú quý hiếm khác từ các nước trong khu vực, đưa trung tâm trở thành một điểm đến độc đáo của du lịch sinh thái, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.


Chen (theo báo Nhân Dân)

10 tháng 8, 2011

DU LỊCH QUA ẢNH

Cùng đến với những hình ảnh đẹp nhất thế giới của những địa danh 'không nổi tiếng' để rồi thấy rằng trên trái đất nơi nào cũng thật tươi đẹp. Có những nơi mà chúng ta có thể gọi là thiên đường, nó ở trên trái đất. Những nơi  đang rất hoang sơ thì ẩn chứa những vẻ đẹp mà dường như chỉ có trong những câu chuyện cổ tích... 
 Sông Wisconsin ở Reserve,  Wisconsin
 Hồ Upper Arrow ở British Columbia, Canada
 Thác Tillamook State Forest
 Hoang mạc ở Australia
 Một góc nhỏ ở CuBa
 Vườn quốc gia Joshua Tree, California
 Thiên nhiên ở rừng Zion Utah, Mỹ
Đồi cát bênh hồ Ouem Ghost ở Libya

 Núi băng tan Spitsbergen, Na Uy

 Thác Henry Fork tung bọt trắng xóa ở Daho, Mỹ
 Sự tái tạo của lớp vỏ trái đất khiến địa hình ở Nam Phi khá ấn tượng
 Vườn quốc gia Fundy, Brunswick
 Mùa đông trong vắt của hồ Crater ở Oregon
 Mặt hồ mùa hè xanh biết ở ngoại ô Moscow
 Mùa thu vàng ở Seul - Hàn Quốc
 Bãi biển ở Nha Trang - Việt Nam
 Rừng Trail ở Texas - Mỹ
 Sườn núi mùa xuân ở Hockaido - Nhật Bản
 Tuy ở hoang mạc nhưng thực vật ở Australia rất phong phú
 Ven biển Đại Tây Dương
 Đảo Hawaii với những hàng dừa thẳng tắp - Mỹ 
 Mùa thu hoang dã ở Hàn Quốc
 Thác Tennessee thật là đẹp - Mỹ
 Châu Phi vẫn luôn là điều bí ẩn... 
 Sông Rắn ở vườn quốc gia Grand Teton Wyoming, Mỹ.

8 tháng 8, 2011

ĐIỂM CHUẨN NGÀNH HDV DU LỊCH NĂM 2011

Như vậy là trường ĐH Cần Thơ đã công bố điểm chuẩn cho tất cả các ngành đào tạo của trường sau khi Bộ GD và ĐT công bố điểm sàn. Theo đó ngành HDV DU LỊCH (năm nay gọi là Việt Nam học) năm 2011 lấy điểm chuẩn cho khối C là 16 điểm, khối D là 15 điểm. Đều tính cho KV3. Các khu vực khác dựa vào đó mà lấy điểm chuẩn.





        XIN CHÚC MỪNG NHỮNG THÍ SINH ĐÃ ĐẬU VÀO TRƯỜNG, LÀ THÀNH VIÊN MỚI CỦA KHOA KHXH&NV, CỦA BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ - DU LỊCH


        CHÀO MỪNG CÁC EM TÂN SINH VIÊN K37 !!!!