HIỆU ỨNG

TIN MỚI: Đã đệ trình hồ sơ Đờn ca tài tử Nam Bộ thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Cùng hy vọng nha. --- Đã lập hồ sơ đề nghị công nhận khu thắng cảnh Tràng An (Ninh Bình) thành di sản thiên nhiên thế giới --- Du lịch Việt Nam đổi logo mới cho giai đoạn 2011 - 2015 --- Hát xoan vừa mới được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể mới nhất được công nhận của Việt Nam. --- Vịnh Hạ Long đã trở thành kì quan thiên nhiên thế giới. --- TIN LỚP: Lớp mới đi thực tế về, đã có ảnh trong menu H.ẢNH --- Lớp đã lọt vào vòng chung kết và đoạt giải tư hát Quốc ca trong khuôn khổ hội thi Tiếng hát ĐH Cần Thơ lần thứ XIX --- Bóng đá nam lớp du lịch K36 đoạt ngôi vô địch trong giải đấu liên bộ môn. --- Bạn đang truy cập vào Blog Du lịch K36, trường ĐH Cần ThơChúc bạn vui vẻ

20 tháng 8, 2011

Miền Tây Quê Tôi (Kì 2)

LỄ HỘI ĐUA GHE NGO (SÓC TRĂNG)

Hằng năm cứ đến dịp lễ Ok - Om -Bok tại Sóc Trăng lại sôi nổi diễn ra lễ hội Đua Ghe Ngo truyền thống. Người Khmer giải thích chiếc ghe Ngo ra đời bằng nhiều truyền thuyết khác nhau, xuất phát từ đặc điểm cuộc sống của cộng đồng cư dân nông nghiệp lúa nước lúc bấy giờ, cho nên khởi đầu họ đã làm nên chiếc ghe độc mộc dùng để làm phương tiện đi lại. Chiếc ghe Ngo cũng được sử dụng làm phương tiện thuyền chiến, rượt đuổi, xung trận đánh giặc và mỗi khi giành được thắng lợi thì mọi người đua nhau trổ tài bơi ghe để ăn mừng chiến thắng. Từ đó, đòi hỏi chiếc ghe phải ngày càng được hoàn hảo hơn, tốc độ hơn và sau này có phải chăng hình thù của chiếc ghe ấy chính là sự sáng chế thành chiếc ghe Ngo ngày nay.


Mỗi chiếc ghe ngo đại diện cho một ngôi chùa Khmer trong phum sóc, trên ghe có 52 vận động viên cùng màu áo ngồi hai hàng song song. Đua ghe ngo là môn thể thao xuất phát từ phong trào quần chúng ở địa phương, vận động viên chủ yếu là những nông dân tập luyện trong đội hình đua ghe ngo tại các chùa Khmer ở quê nhà cả tháng trước khi thi đấu.


Ghe ngo truyền thống dùng trong cuộc đua vào dịp lễ Oóc - om-boc dài hơn 30 m, hình thù thoai thoải tựa như con rắn, hai đầu ghe uốn cong lên, đàng sau lái thấp hơn mũi một ít, toàn chiếc ghe ngo được sơn phết cách điệu hoa văn đặc sắc, mũi ghe trang trí hai con mắt với hình chim thú độc đáo, tượng trưng cho vẻ đẹp và sức mạnh trên sông nước.


Trong ngày hội đua ghe ngo truyền thống du khách đến Sóc Trăng thấy hai bên bờ sông Sung Đinh đông đảo đồng bào và sư sãi. Không khí tưng bừng náo nhiệt và khó quên cho những ai đã một lần có mặt.
Dịp này, những ngôi chùa Khmer cổ ở Sóc Trăng như chùa Khleng, chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, chùa Peng Som Râch và Nhà Bảo tàng văn hóa tỉnh được trang hoàng lộng lẫy, thu hút đông khách tham quan.
Người Khmer ở Sóc Trăng đông nhất Nam bộ. Trong tỉnh có 92 ngôi chùa Khmer lớn nhỏ và chiếc ghe ngo là di sản văn hóa dân tộc của những ngôi chùa Khmer, hiện trong tỉnh có trên 40 chiếc ghe ngo đang sử dụng vào cuộc đua hằng năm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét