HIỆU ỨNG

TIN MỚI: Đã đệ trình hồ sơ Đờn ca tài tử Nam Bộ thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Cùng hy vọng nha. --- Đã lập hồ sơ đề nghị công nhận khu thắng cảnh Tràng An (Ninh Bình) thành di sản thiên nhiên thế giới --- Du lịch Việt Nam đổi logo mới cho giai đoạn 2011 - 2015 --- Hát xoan vừa mới được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể mới nhất được công nhận của Việt Nam. --- Vịnh Hạ Long đã trở thành kì quan thiên nhiên thế giới. --- TIN LỚP: Lớp mới đi thực tế về, đã có ảnh trong menu H.ẢNH --- Lớp đã lọt vào vòng chung kết và đoạt giải tư hát Quốc ca trong khuôn khổ hội thi Tiếng hát ĐH Cần Thơ lần thứ XIX --- Bóng đá nam lớp du lịch K36 đoạt ngôi vô địch trong giải đấu liên bộ môn. --- Bạn đang truy cập vào Blog Du lịch K36, trường ĐH Cần ThơChúc bạn vui vẻ

1 tháng 5, 2012

Tập văn nghệ

Thời gian vừa qua, lớp Du lịch K36 nhận một tiết mục ca múa cho bộ môn. và đây là ảnh lúc các bạn tập luyện cũng như trước lúc diễn.


 Những lúc tập luyện vui nhộn
 Thắng và 2 tiên nữ

 Cả nhóm múa nam thanh nữ tú hihi

 Làm kiểu một chút nào!!!
 Chụp với cô cố vấn
Hồi hộp trước giờ diễn

20 tháng 3, 2012

Miền Tây Quê Tôi (Kì 5)

HÒN ĐÁ BẠC (CÀ MAU)


 Truyền thuyết dân gian kể rằng hòn Đá Bạc xưa là chốn bồng lai tiên cảnh. Chẳng biết thực hư thế nào, nhưng ngày nay hòn Đá Bạc đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia và trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách ở vùng đất mũi Cà Mau.

Khu du lịch hòn Đá Bạc là một cụm đảo nhỏ gồm ba hòn (hòn Ông Ngộ, hòn Trọi, hòn Lớn), rộng khoảng 6,43 héc ta, thuộc xóm kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Hòn Đá Bạc chỉ cách thành phố Cà Mau chừng 50km, đi ô tô cũng phải mất hơn một giờ, theo đường Tắc Thủ qua Cơi Năm đến Khánh Bình Tây.


ông từ xa, hòn Đá Bạc tựa hòn non bộ được thiên nhiên tạo nên giữa biển khơi. Nơi cao nhất trên đảo khoảng 50m so với mặt biển. Cảnh quan trên đảo hoang sơ với nhiều dây leo, cây bàng, bồ đề rợp bóng mát. Dưới các tán cây là hàng ngàn tảng đá được thiên nhiên nhào nặn, ghép lại thành những hình dạng kỳ lạ như bàn tay, bàn chân, sân, giếng mà người đời nay gọi là bàn tay tiên, bàn chân tiên, sân tiên, giếng tiên. Du khách tha hồ leo qua các vách đá, len qua các gốc cây để khám phá những điều kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng cho hòn Đá Bạc.

Từ năm 2003, Công ty du lịch và thương mại Minh Nhựt (Cà Mau) đã đầu tư xây dựng nhà hàng khách sạn du lịch hòn Đá Bạc, bắc cầu nối liền kinh Hòn với hòn Đá Bạc. Từ đó đến nay, hòn Đá Bạc thu hút du khách khắp nơi đến chụp ảnh, cắm trại, tắm biển, ngắm biển trời nước mênh mông, thưởng thức hải sản. Hòn Đá Bạc nằm trong eo biển hẹp với nhiều bãi gềnh đá chìm nổi theo thủy triều nên là nơi trú ẩn của nhiều loài hải sản. Vì vậy, nhiều du khách đến hòn Đá Bạc để câu cá làm thú vui thư giãn.
Du khách dễ dàng câu được cá nâu, cá bốp, cá ngát… nhưng hấp dẫn hơn là được thưởng thức các đặc sản này. Cá bốp, cá ngát, cá nâu nấu lẩu chua bằng cơm mẻ đều ngon, thêm rau đồng cỏ nội của đất Hòn, nhất là có vị chua đượm của lá giang (một thứ dây leo trên hòn, khác lá giang trên núi) thì tuyệt vời hơn. Hay cá nâu kho trái giác - một thứ trái của dây leo nơi hoang dã, có vị chua ngọt, thì ăn cơm quên no.

Theo kinh nghiệm của những du khách đã nhiều lần đến hòn Đá Bạc và người dân địa phương thì nên đến hòn Đá Bạc vào khoảng từ tháng 9 trở đi, vào những lúc trời yên, biển lặng, nước trong nhất. Lúc đó, nước biển trong xanh, cá nâu tung tăng bơi lội, tha hồ mà câu. Còn ngư dân của kinh Hòn cũng đua nhau ra biển đánh bắt hải sản. Du khách rảo quanh Hòn để tận mắt nhìn ngư dân nơi đây bơi thuyền ra biển câu mực, cá nâu, hay lặn xuống biển để đục bắt hàu từ các hốc đá dưới nước.
Những người ăn sành điệu cho rằng không nơi nào hàu ngon bằng ở hòn Đá Bạc. Hàu nướng mỡ hành, hàu nấu cháo hay hàu tái chanh mù tạt... Hàu ở hòn Đá Bạc rất nhiều, giá cũng phải chăng. Ngư dân bán 3.000 đồng/con, còn trong nhà hàng đã chế biến bán 6.000 đồng/con. Tôm, mực, cua, cá… cũng có giá mềm. Ngư dân bán cá ngát chỉ 30.000 đồng/kg, cá chẽm 40.000 - 50.000 đồng/kg, tôm tít 130.000 đồng, cua 100.000 đồng/kg… còn nhà hàng bán lẩu cá ngát, cá chẽm 150.000 - 200.000 đồng/lẩu, kho tộ 40.000 - 60.000 đồng/tộ.

Ở đây có khách sạn 24 phòng. Phòng rộng, thoáng, trông ra biển. Giá phòng lạnh 200.000 đồng, phòng quạt 150.000 đồng. Hiện nay, nhà hàng khách sạn ở khu du lịch hòn Đá Bạc cũng vừa sửa chữa nâng cấp xong. Ông Lê Chí Công, Giám đốc Nhà hàng Khách sạn Khu du lịch hòn Đá Bạc, cho biết thêm: “Bây giờ, du khách đến hòn Đá Bạc ngày càng đông. Chúng tôi đang xây dựng lăng cá Ông và trưng bày bộ xương cá ông dài hơn 20m, nặng hơn 40 tấn, xây thêm bờ kè, bãi tắm…”.
Du khách đến đây vào dịp trời yên, biển lặng, đứng trên hòn Đá Bạc ngắm nhìn hoàng hôn hay vào dịp trăng sáng ngồi ven biển rì rào sóng vỗ thưởng thức cháo hàu hay nướng mực “nhâm nhi” cùng bằng hữu để ngắm trăng trên biển sẽ là những kỷ niệm khó quên.
Sưu tầm

14 tháng 3, 2012

Clip vui ngày 8/3

Trở lại với bài viết về 8/3. Cách đây một tuần, Blog Du lịch K36 đã gửi đến các bạn những bức ảnh về buổi sinh hoạt đáng nhớ chiều hôm đó. Như đã hứa, hôm nay, BDL36 (Blog Du lịch K36) xin gửi đến các bạn những clip về ngày Quốc tế phụ nữ năm nay.

9 tháng 3, 2012

TUYỂN TÌNH NGUYỆN VIÊN HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG

Tiêu chuẩn:
- Có ngoại hình dễ nhìn.
- Có kiến thức hiểu biết về văn hóa, lịch sử Cần Thơ.
- Tính tình tươi vui, năng động, nhiệt tình, hiếu khách, giao tiếp tốt, xử lý tình huống nhanh.
- Là đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh (hoặc hội viên Hội Sinh viên).
- Có sức khỏe tốt, không say tàu xe.
Hồ sơ gồm:
- 02 ảnh 3x4.
- Đơn đăng ký Tình nguyện viên Chương trình (có mẫu kèm theo và có xác nhận của đơn vị).
- 01 bản photo Chứng minh nhân dân.
- 01 bản photo thẻ sinh viên (nếu là sinh viên).
Hồ sơ gửi về Thành Đoàn trước 15h00 ngày 12/3/2012
Địa điểm: Hội trường Thành Đoàn Cần Thơ- Số 98- Lý Tự Trọng- Quận Ninh Kiều- Thành phố Cần Thơ.
[CÁC BẠN XEM THÊM THÔNG TIN VÀ DOWNLOAD MẪU ĐĂNG KÝ TẠI: http://code.mocua.com/download.php?file=73abd6ee17dfded3505527cf1d8c7a16 ]

Chào mừng 8-3

Chiều 7-3 lại là một kỉ niệm nữa cho các thành viên Du lịch K36 có mặt tại buổi họp mặt sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ.
Trong chương trình các bạn đã được sống trong không khí 8-3 khi:
- Nghe bài hát chỉnh lời "Hoa hồng 8/3" theo làn điệu dân ca của bạn Giang Phong
- Nghe "điếu văn" đầy nỗi lòng của bạn Nhựt Quang
- Tham gia trò chơi "Bong bóng tình yêu" và "Hái trái tình" đầy thú vị của bạn Cao Sang
- Không thể không kể đến trò chơi nối chữ của bạn Như và những hình phạt đầy dã man sau mỗi trò chơi. Đặc biệt là bữa tiệc nhẹ với toàn sơn hào hải vị như: ổi, sari, bánh tây, pepsi,...

Không quá hoành tráng nhưng đó là những kỉ niệm trong đời sinh viên chúng ta cần phải trải qua đó các bạn ạ.

Sau đây xin giới thiệu đến các bạn một số ảnh về buổi sinh hoạt này.


Đây là tập thể lớp đây
Những chiếc bong bóng
Bài hát Hoa hồng 8/3
Gì mà cười dữ vậy ta?


Hai anh chàng nhiệt tình



Những clip về các trò chơi sẽ gửi đến các bạn trong bài sau khi upload thành công

SAU CHUYẾN THỰC TẾ

Hôm nay lại tiếp tục lướt phím kể cho các bạn nghe về những điều mình cảm nhận từ cuộc sống.Chợt thấy nhở những ngày cách đây không lâu, khi cùng lớp đi thực tế tuyến Tây Nguyên và Duyên hải miền trung. Có lẽ đây là chuyến đi vui nhất của tôi từ trước tới giờ mà tôi từng được trải qua.

12 ngày 11 đêm đi chung, ăn chung, ngủ chung, tôi hình như nhận ra một con người hoàn toàn khác. Những người người bạn của tôi, họ tuyệt vời hơn tôi tưởng rất nhiều. Sự quan tâm là điều tôi nhận được giữa các thành viên dành cho nhau. Và còn những thầy cô trưởng đoàn nữa. Một thầy Nhân với kiến thức bao quát và nhất là cái cách thầy truyền đạt chính kiến của thầy làm tôi vô cùng ngưỡng mộ. Cả tài ca vọng cổ của thầy nữa. Giọng thầy trầm ấm đến mức đáng kinh ngạc. Thầy Việt hài hước và cởi mở, cô Tiên dễ thương và hoa đồng,...Tôi nhận ra sau chuyến đi này, tình cảm thầy trò và cả tình bằng hữu trong tôi đang thăng hoa.



 Các thầy cô và lớp chúng tôi

Đồng hành cùng đoàn là đội ngũ hướng dẫn của công ty Vietsun. Ba anh hướng dẫn viên là ba tính cách, ba phong cách khác nhau nhưng đều có chung sự chu đáo và nhiệt tình dành cho lớp chúng tôi. Những chia sẻ kinh nghiệm của anh Hoàng, những bài hát của anh Mỹ và những trò chơi hoạt náo của Lắm đại ca vô cùng có ích cho chúng tôi. Cùng với họ còn có các bác tài và phụ xế. Thực sự các anh đã làm chuyến đi của chúng tôi thêm hoàn hảo. Cảm ơn các anh nhiều lắm!

Và giờ là những gì tôi gọi là kỉ niệm khi lượm lặt, rà soát lại chuyến hành trình. Mỗi ngày trên xe là thêm những niềm vui, tiếng cười và bao khoảnh khắc khó phai. Với tôi, kỉ niệm là lúc vượt địa đạo củ chi rồi ăn khoai mỳ nhưng số lượng vừa đủ vì ai cũng sợ tai nạn "bluetooth" xảy ra; là được cưỡi voi và uống amacong ở Buôn Đôn; là tranh nhau chụp ảnh ở Biển hồ; là chơi trò chơi biển ở Dốc lết,...Quá vui! Chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, làm quen với con người vui vẻ và thân thiện, ăn các món ăn đặc sản của từng nơi khác nhau quả là một trải  nghiệm thú vị. Tôi nhớ lắm khả năng hài hước siêu hạng của Duy Thanh khi cùng y tham quan cầu quay sông Hàn hay lần gặp nghệ sĩ hài Xuân Bắc và chụp ảnh chung với anh - một thần tượng của tôi tại phố cổ Hội An. Còn một kỉ niệm gắn liền với riêng tôi là lần tắm biển ở Dốc Lết. Quá ham vui, tôi lao xuống bãi đá ngầm và bị thương khá nặng ở chân. Anh Hiếu tự tay sát trùng và băng bó cho tôi. Cái sự tận tâm của anh, phần nào đó đã làm tôi mau bình phục.

Nhưng vui nhất thì chỉ có thể là đêm Gala trong ngày cuối cùng ở Đà Lạt. Mấy trò chơi thật là tàn bạo, đập trứng, ăn lê hay nhảy theo điệu nhạc làm không khí sôi động hẳn. Nhưng đỉnh điểm của cuộc vui hôm đó là tiết mục giả gái của tôi, Bá tước, Chí Nghĩa, Dương Anh và Quang hí. Phải nói trong 5 người thì Dương Anh đặc biệt nổi bật với vòng eo chuẩn, Quang hí là vòng 1 super size, Tước là gương mặt gợi cảm, Nghĩa là trang phục quái, còn tôi là..mái tóc nữ tính. Kết thúc trò chơi, cặp đôi trùm xàm - chủm bu tỷ (Tố Trinh) đoạt giả nhất sau trò disco giành ghế trong tiếng reo hò cổ vũ của cả hội trường. Một đêm khó quên đối với bất cứ ai đã tham gia.

Cuộc vui nào rồi cũng sẽ tàn nhưng việc chia tay sau một thời gian gắn bó khiến ai cũng buồn bã. Tôi thấy anh Hoàng dụi mắt trước lúc xuống xe, tôi cũng cảm nhận được tình cảm của bạn Mộng Cầm khi hát bài "Yêu đơn phương" tặng anh Hoàng. Về tới Cần thơ, ai nấy rũ rượi rõ ràng. Lưu luyến chia tay nhau dù biết rằng vẫn gặp nhau thường xuyên. Chuyến đi kết thúc, quay về với cuộc sống thường nhật mà trong lòng còn ôm nhiều kỉ niệm sâu đậm về chuyến đi này. Một lần nữa, cảm ơn công ty Vietsun, thầy cô trưởng đoàn, các anh hướng dẫn, các bác tài , các anh phụ xế và các bạn đã cho tôi một chuyến đi tuyệt vời........
 
  
Giang Phong 

26 tháng 2, 2012

Đã trở về

Vào lúc 16h ngày thứ 6 vừa qua 24/02/2011, ba chiếc xe của công ty VíetSun đã đưa các thành viên lớp du lịch  về ĐH Cần Thơ an toàn. Chuyến đã để lại nhiều kỉ niệm, bài học quý báu cho tất cả các thành viên.





Những hình ảnh về chuyến đi sẽ được lần lượt đăng lên sau trong menu H.ảnh. Các bạn nhớ đón xem nha.

16 tháng 2, 2012

Trên đường thực tế

Vậy là đã 4 ngày lớp chúng tôi rời xa đất Tây Đô hiền hòa để lên với vùng đất Tây Nguyên còn nhiều điều bí ẩn. Và hành trình đến đây cũng đã được 1/3 đoạn đường. Bắt đầu từ ngày mai, chúng tôi sẽ đươc thay hướng dẫn viên và giảng viên quản lí như thông lệ hằng năm.

Sau đây là một số ảnh của chuyến hành trình:





11 tháng 2, 2012

CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẾ DU LỊCH 1

Đây là lịch trình chuyến đi thực tế du lịch 1 của Du lịch K36. Chương trình đi thực tế do công ty du lịch Vietsun Tourist thực hiện.

10 tháng 2, 2012

Trước ngày đi thực tế

Giang Phong

             Vài ngày nữa là khởi hành, vậy mà giờ chưa chuẩn bị dc gì hết, kể cả thứ quan trọng nhất-tiền.

             Ak không còn nữa chứ! Còn một thứ chưa chuẩn bị, là tâm lí của một người lữ thứ sắp đi xa. bè thì có một lần đi diễn ở Trà Vinh. Lâu hơn nữa là lần gặp mặt của các cây bút bán chuyên. Lần gần đây nhất là chuyến đi Thủ Đức chung với thằng bạn cách noel năm trước một tuần. Thú thực thì qua lần đó, tôi thực sự sốc vì giới hạn chịu đựng của mình.


           Chắc chắn là trong chuyến đi này sẽ phát hiện ra một số người đầy đủ tố chất để trở thành một hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Số còn lại sẽ thất vọng vì không hội tụ những yêu cầu về sức khỏe và sự di chuyển liên tục trong một thời gian dài. Cứ tưởng tượng cảnh leo Langbiang là tôi lại rùng mình. Thấy hơi lo cho mấy cô nương trong lớp quá, nhất là những người không được khỏe mạnh cho lắm!
         Thật ra lo nhất là một người không đi chung xe với tôi. Nhưng có vẻ người đó còn khỏe mạnh hơn cả tôi. Nhưng trên đường đi có chuyện gì xảy ra, giả dụ như bị cây quào trúng mặt thì ......Không nghĩ tới nữa vì biết đó chỉ là những suy tưởng của Trùm xàm thôi!
         Nhưng dĩ nhiên là chuyến đi này sẽ rất vui. Có nhiều điểm mà thậm chí tôi không buồn ngó tới trên bản đồ du lịch, nay lại có cơ hội tham quan. Để xem biển Nha Trang có đẹp như trong truyền thuyết...ak không trong sách báo ca ngợi không? Các dân tộc ít người nữa, không biết có gặp được em Gia rai, Bana nào dễ thương không? Còn rượu cần nữa, không biết nó có có nặng hơn Xuân Thạnh không? Tôi đang tưởng ra một cảnh như sau: một chàng trai ở xe 1 nắm tay một cô gái ở xe 2 nhảy múa bên ánh lửa bập bùng trong niềm vui sướng tột cùng.........
       Chỉ nghĩ thôi đã thấy phấn khích, Nhưng giờ cũng đã tới lúc chuẩn bị những thứ cần thiết cho chuyến đi thực tế rồi............

7 tháng 2, 2012

Các bạn nghĩ gì về chuyến thực tế 1?

Các bạn thân mến!
Chỉ còn khoảng 5 ngày nữa là lớp chúng ta lên đường bắt đầu cho chuyến thực tế 1 đi ĐÔng Nam Bộ - Tây Nguyên - Duyên hải Nam Trung Bộ. Các bạn đã nghĩ gì về vấn đề này?

Trong thời gian vừa qua, Blog du lịch có một cuộc khảo sát dành cho những bạn truy cập vào Blog theo đó chúng ta có thể biết được cảm nghĩ của một bộ phận (chỉ mang tính đại diện) của lớp suy nghĩ về chuyến đi để hoàn thành học phần thực tế đầu tiên chiếm 1 chỉ trong khóa học của chúng ta.

Kết quả nhận được:

+ Có 51.72% (15 lượt bầu chọn) các bạn cho rằng mình cũng đang mong chờ chuyến đi nhưng đang lo chi phí. Đây là lựa chọn được nhiều bạn chọn nhất.
+ Có 41.38% (12 lượt bầu chon) thấy quá nôn nao và mong chờ đến chuyến đi trong khi không phải suy nghĩ điều gì.
+ Cùng có 3.45% (1 lượt bầu chọn) các bạn cho biết cảm thấy bình thường, khi nào tới thì tớikhông muốn đi nhưng phải đi thì mới ra trường được...


Kết quả bầu chọn

Qua đó có thể thấy dù các bạn ai cũng rất thích thú với chuyến thực tế để học tập này nhưng điều làm giới sinh viên chúng ta lo lắng nhất vẫn là chi phí tiền bạc khi vẫn sống phụ thuộc vào gia đình.

Nhà trường có hỗ trợ mỗi bạn 600.000 đồng tuy nhiên với chi phí 4.300.000 đồng thì cũng không thấm tháp bao nhiêu, Blog du lịch hiểu điều đó nhưng mong các bạn chúng ta và gia đình cùng cố gắng bởi đây là sự đầu tư cho tương lai. Hy vọng trong lần sau chi phí sẽ được giảm nhiều hơn các bạn hé. hjhj

Chúc lớp chúng ta có chuyến đi vui vẻ và học hỏi được nhiều điều.

2 tháng 2, 2012

Blogger Mỹ nói xấu du lịch Việt Nam trên Huffingtonpost

"Là một người dân Việt Nam cũng như là một Hướng dẫn viên Du Lịch tương lai tôi nghĩ cũng có rất nhiều điều khá buồn cho thực trạng du lịch Việt Nam hiện nay nhưng không vì thế mà một  Blogger Mĩ nói xấu nền Du Lịch Việt Nam như thế mà tôi có thể đồng tình được...tuy thực trạng du lịch có một vài điều khó kiểm soát được vì có một thiểu số người dân chưa có được ý thức trong việc phát triển du lịch một cách có văn hóa mà chỉ chạy theo lợi nhuận, nhưng bên cạnh đó còn khá nhiều mặt tích cực mà Matt Kepnes vô tình không thấy trong chuyến đi du lịch lần đó. Do vậy không thể đem 1 phần tiêu cực nhỏ mà chê trách cả một đất nước luôn có truyến thống "Mến Khách" đối với mọi người trên thế giới khi đến thăm đất nước này. Không thể vì được đi nhiều nơi trên thế giới mà có cái quyền nhạo báng nguyên một nền văn hóa của một đất nước. Bên cạnh sự bài viết của Matt Kepnes cũng có khá nhiều lời khuyên dành cho sự thiếu chuyên nghiệp anh trong khi đi du lịch và dành tặng những lời khen thay vì chê bai dành cho du lịch Việt nói riêng cũng như con người Việt Nam nói chung"
                                                                                                                      
- Jino Nguyễn -


Matt Kepnes là một blogger với thành tích du lịch khá nổi tiếng trên mạng xã hội Twitter với hơn 3.000 người theo dõi, có website cá nhân riêng với tên gọi Nomadic Matt (Matt du mục) và nhiều người hâm mộ trên mạng tin tức của Huffingtonpost - tờ báo điện tử lớn thứ 2 tại Mỹ.

Bài viết ban đầu có tiêu đề: 'cho tiền cũng không quay lại Việt Nam' (nguyên văn tiếng Anh: 'There's not enough money in the world to get me to go back to Vietnam'), Huffingtonpostđăng tải với tiêu đề 'vì sao tôi sẽ không bao giờ quay trở lại Việt Nam'. Sau bài viết, nhiều blogger đã chỉ cho Matt biết, vì sao anh ta lại không cảm nhận được vẻ đẹp của Việt Nam.

Bài viết của một blogger Mỹ:
Đến Đông Nam Á, mọi người thường hỏi tôi rằng ‘bạn sẽ đi đâu?’ và tôi nói ‘khắp mọi nơi’… ngoại trừ Việt Nam. Sau những kinh nghiệm của tôi có được từ năm 2007, tôi sẽ không bao giờ quay trở lại đây trừ khi phải đến Việt Nam với mục đích kinh doanh hoặc do yêu cầu của bạn gái.

Không ai muốn quay trở về một nơi mà họ cảm thấy bị đối xử kém, khi tôi ở Việt Nam, tôi liên tục cảm thấy mệt mỏi, bị lừa gạt, tôi cảm thấy mình không được chào đón.
Tôi gặp những người bán hàng rong trên phố, họ luôn cố gắng đề mời chào tôi.
Matt Kepnes - tác giả của bài viết trên         Huffingtonpost - ảnh: website của Matt
 Người bán đồ ăn thu tiền của tôi gấp 3 lần giá cả bình thường, người lái taxi gian lận về quãng đường để tính cước. Khi tôi mua áo phông ở Hội An, ba người phụ nữ chèo kéo tôi trong cửa hàng của họ để giữ tôi phải mua một cái gì đó, thậm chí là kéo áo sơ mi của tôi.

Trong một chuyến du lịch Hạ Long, tôi không có đủ nước để dùng trên tàu, công ty tổ chức tour nhận quá người vào chuyến đi, và điều đó có nghĩa là những người đã trả tiền để được ở phòng đơn đột nhiên thấy mình phải ở chung phòng… thậm chí là chung một giường với người khác.


Một trong những kinh nghiệm tồi tệ nhất mà Matt Kepnes miêu tả tại TP.HCM là việc mua một túi nước chanh, nhưng sau đó người phụ nữ bán hàng đã không cho vào túi nước đủ thành phần làm nên một cốc nước chanh và bán với giá đắt hơn bình thường.

bà ta nói với bạn của mình rằng sẽ bán đắt cho bạn bởi bạn là một người da trắng’, một người Mỹ gốc Việt đi trên xe buýt cùng Matt Kepnes nói (lời của Matt).

Thực sự cốc nước là bao nhiêu tiền?’ tôi hỏi người bạn Mỹ gốc Việt, anh ta nói rằng ‘một con số nhỏ thôi… một vài cent’, sau đó  ‘tôi nói với bà ta (người bán nước) rằng bà không tốt và quay trở lại xe buýt, không phải là vấn đề tiền bạc mà tôi rất buồn vì việc bà ta không tôn trọng và chế diễu tôi…’

‘có lẽ, đơn giản là vì tôi đã gặp phải trải nghiệm xấu và Việt Nam thực sự tuyệt vời’, nhưng ‘sau khi nói chuyện với một số du khách khác, tôi nhận ra rằng tất cả chúng tôi đều có những câu chuyện tương tự… chúng tôi phải đấu tranh trong tất cả mọi thứ và cảm thấy không được chào đón’.



 Hội An trên bài viết của Matt Kepnes

‘một người bạn tôi mua chuối và người bán hàng đã bước đi mà không trả lại tiền thừa, vào siêu thị mua đồ thì được trả tiền thừa bằng socola ... dường như kinh nghiệm của tôi là một chuẩn mực và không phải là ngoại lệ’.

Nông thôn Việt Nam  trên Nomadic Matt

Matt kể lể rằng, một giáo viên tiếng Anh tại Nha Trang cho anh ta biết rằng người Việt được giảng dậy rằng tất cả các vấn đề mà người Việt gặp phải đều được đổ lỗi cho người phương tây, đặc biệt là người Pháp và người Mỹ và người Việt hi vọng người phương tây đến để tiêu tiền ở Việt Nam… do đó họ (người Việt) không chào đón tây ba lô (những người ít tiền).

Những người có trải nghiệm tốt tại Việt Nam là do họ bỏ ra rất nhiều tiền để chi cho các tour du lịch sang trọng và tây Ba lô sẽ không có những trải nghiệm tốt như vậy - 
Matt đưa ra kết luận.

Matt Kepnes chưa từng đến Việt Nam?Năm 2008, một sự kiện gây chấn động giới du lịch 'ba lô' thế giới đó là tác giả Thomas Kohnstamm (người Mỹ), một cây bút chuyên viết về mạng du lịch vùng Mỹ La Tin và Caribean thú nhận đã bịa đặt, hoặc đạo văn của người khác về những gì đã viết trên cuốn Lonely Planet - cẩm năng của những người mê du lịch bụi trên khắp hành tinh.

Lý do mà Kohnstamm đưa ra cho những việc làm sai trái của mình là do những nhà quản lý Lonely Planet không trả đủ tiền cho anh ta đến những địa danh mà anh ta đã viết trong sách. Thay vì đến Colombia để viết về đất nước này, Kohnstamm hẹn hò với một cô nàng trong Lãnh sự quán Colombia và 'moi tin' từ cô ta.

Và thực sự, chúng ta nên tin tưởng bài viết của anh chàng blogger này trên một tờ báo uy tín như Huffingtonpost? hay đây lại là một scandal mới của giới du lịch khắp hành tinh về một bài viết bịa đặt nhằm tạo dựng tên tuổi, trục lợi cá nhân?


Trước hết, bài viết được đăng tải lên website cá nhân của Matt vào 2010 - trong khi domain (tên miền) website của Matt mua vào tháng 2/2008 và anh ta cũng xây dựng website hoàn chỉnh trong thời gian đó không lâu. Thông thường, một người đi du lịch sẽ có cảm hứng viết ngay lập tức những gì mình được trải nghiệm và 3 năm (tính từ năm 2007 - 2010) là một khoảng thời gian khá dài để Matt viết lại trải nghiệm của mình về Việt Nam - tất nhiên là có thể có điều gì đó khiến Matt viết lại cảm nhận Việt Nam 2007 và đăng vào năm... 2010, nhưng có vẻ như giả thuyết không thuyết phục.

Những tấm ảnh về Việt Nam mà Matt chụp, không có ảnh nào có mặt của anh ta, trong khi một người đi du lịch thường thích thú với việc ghi lại những hình ảnh kỉ niệm của mình, chỉ có một tấm ảnh duy nhất có bố cục
 không ổn cho lắm với hình ảnh một cây si đặt bên trong chậu, bên hồ nước còn exif (thông tin lưu trên ảnh) là chụp bằng máy Canon Ixus 60 và chụp vào tháng 1/2007, những tấm ảnh còn lại đều bị xoá sạch exif, khiến người khác không thể kiểm chứng thông tin về thời gian chụp. Trên Youtube, Facebook, Twitter... không hề có video, hoặc ảnh nào chứng minh rằng Matt đã từng ở Việt Nam.

Thứ 3, những điều mà Matt miêu tả trên trang cá nhân và trong nick name của anh là là 'Matt Du mục' như một người chuyên du lịch cừ khôi, vậy mà liên tục 'bị lừa' tại Việt Nam, khiến nhiều người khác không khỏi nghĩ tới việc Matt như một đứa trẻ mới lớn mới bị doạ một chút đã khóc nhè và không có biện pháp tự vệ, hoặc có tiền mà không biết cách chơi. blogger Deno phản hồi trên website của Matt: 'Tôi có một chút ngạc nhiên về bài viết này, bạn giống như một du khách ngây thơ, khó chịu khi phải trả thêm 5 cent cho những người nghèo khổ và sẵn sàng chi 50 USD cho một chầu bia... vậy mà bạn viết rằng bạn là một du khách có kinh nghiệm'.

Thứ 4, website đăng tải bài viết của Matt mặc dù từ chối việc 'đánh giá' về một nơi nào đó theo yêu cầu, nhưng đồng ý nhận quảng cáo, hoặc tài trợ 'thấp nhất là 100 USD/tháng'. Liệu để đánh bóng website của mình và kiếm tiền cá nhân, anh chàng này có dùng những thông tin sai sự thật để lấp đầy nội dung website? trong bài viết về Việt Nam của Matt là có tip (hướng dẫn) về kinh nghiệm đi du lịch Việt Nam chèn trong các link ẩn. Trên website đầy rẫy quảng cáo của nhiều công ty du lịch.

Không ai - những 'nhân chứng' trong bài viết của Matt Du mục là xác thực, không có ảnh người phụ nữ đã bán đắt cho anh ta, không có ảnh của những người đã 'lừa' anh ta, không có địa điểm cụ thể về shop quần áo mà Matt đã bị chèo kéo tại Hội An, không có tên của người giáo viên tiếng Anh tại Nha Trang nói với Matt rằng 'người Việt Nam được giáo dục rằng tất cả những rắc rối của họ được gây ra bởi người phương tây'.

Trong bài viết của Matt, những điều mà Matt viết có thể sai hoặc đúng ở Việt Nam, những khách du lịch đến Việt Nam có thể yêu hoặc ghét, nhưng mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau về Việt Nam.

Một blogger tên Mark bình luận trong bài viết của Matt rằng Mark cũng gặp vài điều như Matt đã nêu, ví dụ như việc Taxi có ý định gian lận tiền cước, hoặc mời chào mua đồ lưu niệm... nhưng bên cạnh đó, Mark gặp những người Việt Nam rất tốt. Đó là người đàn ông mà anh đã quên trả cho ông ta 2 USD (tiền mua tem) để chuyển bưu thiếp đến châu Âu và cuối cùng thì tấm bưu thiếp cũng được gửi đi, mặc dù người đàn ông Việt Nam này có thể hoàn toàn không làm điều đó, hoặc Mark cũng nhận được hoa xin lỗi của một nhà nghỉ khi nhà nghỉ này trót cho người khác thuê phòng mà Mark đặt trước và để anh chàng này phải ở 1 đêm ở căn phòng chất lượng kém hơn.

 Đây là tấm ảnh duy nhất có thể kiểm tra được exif trên bài viết của Matt Kepnes
Giới blogger trên mạng du lịch và Huffingtonpost có lời khuyên dành cho Matt, anh ta nên chuyên nghiệp hơn trong việc đi du lịch, học cách mặc cả, sử dụng GPS và Google Map để tránh bị taxi lừa, học hỏi văn hoá của người bản địa để hoà nhập... và cho dù Matt có viết rất xấu về du lịch Việt Nam chăng nữa, nhưng nếu anh chàng này đến du lịch Việt Nam thực sự theo cách của một du khách đúng nghĩa ở bất cứ thời điểm nào, chắc chắn rằng Matt Kepnes sẽ được chào đón tại Việt Nam.



14 tháng 1, 2012

ĐÓN TẾT NHÂM THÌN. CHÚC MỪNG XUÂN MỚI

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất

Theo kết quả điều tra do Hiệp hội Du lịch Mỹ (USTOA) mới công bố, Việt Nam đứng đầu trong số các điểm đến mới nổi được du khách quốc tế ưa khám phá lựa chọn trong năm 2012.

Đứng sau trong danh sách nói trên là Ấn Độ, Ecuador và Trung Quốc.
Vịnh Hạ Long, một trong những thắng cảnh của Việt Nam    Ảnh: Mai Phương
 
Kết quả điều tra được công bố tại hội nghị hằng năm mới đây của USTOA. USTOA là một hiệp hội nghề nghiệp và thông qua các công ty lữ hành đối tác, các thành viên của tổ chức này cung cấp các tour và các gói du lịch trên khắp thế giới.
Theo TTXVN

8 tháng 1, 2012

Thoát hiểm khi tắm biển!

CHÚNG TA SẮP CÓ CHUYẾN THỰC TẾ ĐÔNG NAM BỘ - TÂY NGUYÊN - NAM TRUNG BỘ, KHI ĐÓ SẼ CÓ NHỮNG BUỔI TẮM BIỂN ĐẦY LÍ THÚ. TUY NHIÊN CHÚNG TA CẦN CHÚ Ý MỘT VÀI VẤN ĐỀ SAU ĐỂ ĐƯỢC AN TOÀN NHA. [Không phải nói xui rủi, cảnh giác là trên hết nha các bạn]


----------
Dòng xoáy ở biển là nguyên nhân chính gây chết đuối

Dòng nước biển xoáy tạm hiểu là một dòng nước chảy mạnh từ bờ ra biển. Sóng đánh và đưa nước vào bờ. Khi nước biển liên tục đưa nước vào bờ, sẽ tạo thành một dòng chảy mạnh, xoáy và chảy  ngược ra biển. Có thể một số dòng xoáy này lại chạy dọc theo bờ biển.

Dòng xoáy ở biển cực kỳ nguy hiểm. Đây là nguyên nhân chính của các trường hợp chết đuối hoặc người bị cuốn ra xa bờ. Có người đã ví dòng chảy xa bờ như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì chẳng may “rơi vào đây”. Nó sẽ đưa tất cả ra xa bờ thẳng tiến ra biển.

Vận tốc trung bình dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5 m/giây đến 1m/giây. Có khi do thay đổi đột ngột của sóng biển, vận tốc có thể lên tới 2,5m/giây. Không ai có khả năng bơi ngược dòng chảy này để vào bờ. Dòng chảy xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng từ 1-3 mét. Tuy nhiên, có khi dòng chảy xa bờ rộng đến cả chục mét.

Người biết bơi gặp dòng chảy xoáy này sẽ bị kéo ra xa, hoảng loạn, bơi đến kiệt sức khi cố bơi ngược trở lại và chết đuối nếu không có ai cứu hộ.

Với người không biết bơi, dòng nước xoáy ở biển kéo người đó ra chỗ sâu hơn. Họ cũng sẽ bị hoảng loạn và chết đuối.
“Bẫy” của dòng chảy xa bờ thường là mặt nước lặng, ít sóng, làm mọi người tưởng nhầm đó là nơi an toàn. Vùng có sóng không phải là vùng nguy hiểm mà vùng lặng sóng mới tiềm ẩn những nguy cơ.
Vùng mặt nước lặng có mũi tên đỏ là vùng nước xoáy (Ảnh minh họa )




Nhận diện dòng nước xoáy nguy hiểm bằng mắt thường

Trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để định hình các dòng chảy trên bờ biển. Dòng nước chảy xoáy nguy hiểm thường có đặc điểm: có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn, có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn, có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển.

“Chiến đấu” với dòng nước xoáy

Theo khảo sát, các dòng nước xoáy không nhấn chìm con người xuống nước mà chỉ kéo ra xa bờ. Vì sự hoảng loạn, cố bơi ngược trở lại bờ khiến họ dễ bị chết đuối.

Vì vậy, khi chẳng may rơi vào dòng xoáy này, tuyệt đối không được cố bơi ngược dòng để vào bờ. Bình tĩnh. Không hoảng loạn

Đối với người bơi giỏi: nếu bạn tự tin, hãy bơi song song với bờ biển, thường sẽ hướng đến chỗ vùng có sóng bạc đầu và nhờ sóng đưa bạn trở lại vào bờ

Đối với người bơi yếu: bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.

Nếu dòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng bạc đầu nhờ sóng đưa bạn vào bờ.
Một lần nữa, bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.





Phòng bị là tốt hơn cả


Bạn nên tắm biển ở những bờ biển có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và bơi ở vùng an toàn.

Cần quan sát các chỉ báo an toàn và nếu cần thì nên trao đổi với nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.

Ngoài ra bạn cũng cần biết bơi và không nên bơi một mình. Nếu bạn không chắc thì không nên xuống biển tắm.